Ở nhiều thành phố lớn, chuỗi siêu thị phát triển nhanh chóng thu hút phần lớn khách hàng từ các cửa hàng bán lẻ. “Mồi” của những siêu thị lớn là giá cả thấp, nguồn hàng phong phú, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, điều kiện mua sắm thoải mái. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể cưỡng lại cuộc đấu tranh không cân sức với những “con quái vật của thương trường”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các cửa hàng bán lẻ vẫn có thể cạnh tranh với các trung tâm mua sắm và siêu thị lớn nhờ vào việc nghiên cứu thị trường. Đó là kịp thời đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng bằng khoảng cách địa lý gần nhà, gần nơi làm việc thuận tiện cho việc đi lại. Các nhà tiếp thị ước tính rằng nếu mất hơn 10 phút để đến siêu thị, hầu hết mọi người sẽ thích mua hàng ở một cửa hàng gần nhà hơn.

Đối tượng khách hàng

Để đáp ứng nhu cầu mua hàng và khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn, chủ cửa hàng bán lẻ cần tìm hiểu kỹ từng nhóm đối tượng khách hàng. Nhóm khách hàng đầu tiên là những người mua để dùng ngay lập tức, đây có thể là những người trẻ, học sinh, sinh viên mua đồ ăn hoặc thức uống làm sẵn. Nhóm thứ 2 là những người mua sắm thực phẩm sạch trong siêu thị mỗi tuần một lần. Và họ chỉ đến cửa hàng tiện lợi để mua các sản phẩm có thời gian sử dụng ngắn, chẳng hạn như bánh mì, sữa, rau và trái cây,… Nhóm thứ 3 là những người tiêu dùng ngại di chuyển, ưa thích giao dịch mua gần nhà, gần nơi làm việc. Trong số họ, có những người không có ô tô để di chuyển đến siêu thị, những người về hưu, những người làm việc bận rộn không có thời gian để mua sắm. Đó là những nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn có thể khai thác và thu hút họ đến với cửa hàng.

Cung cấp sản phẩm chủ đạo

Bên cạnh việc tìm hiểu từng đối tượng khách hàng, vấn đề cần quan tâm ngay lúc này là sản phẩm được bày bán. Thay vì bày bán vô số mặt hàng như ở siêu thị, cửa hàng bán lẻ chỉ nên giới thiệu không quá 3 sản phẩm cùng loại ở phân khúc giá khác nhau để khách hàng mua hàng một cách nhanh chóng. Do đó, các sản phẩm bày bán trong cửa hàng tiện lợi nên bao gồm 2500-3000 mặt hàng phổ biến nhất, dễ nhận biết và chất lượng cao.

Ngoài ra, bạn cần xác định sản phẩm nào có mức tiêu thụ cao được khách hàng ưa chuộng. Để làm được điều này, bạn nên phân tích thông tin quản lý doanh số bán hàng hoặc sử dụng bảng khảo sát, sau đó yêu cầu khách hàng điền thông tin và cảm ơn họ bằng một món quà nho nhỏ. Sau khi tìm hiểu, sẽ có trường hợp khách hàng không thích đến cửa hàng bán lẻ chỉ vì “mọi thứ chất đống, lựa chọn phức tạp”. Trong trường hợp này, bạn có thể giảm khoảng 30% số lượng hàng để nhận được sự hài lòng của khách hàng.

Cửa hàng bán lẻ sẽ có lúc nơi vào tình trạng “ế” không bán được hàng, làm tăng số lượng hàng tồn kho, tăng không gian lưu trữ, nguồn vốn bị đóng băng. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy, ví như bạn không thể quản lý nguồn hàng tồn kho lớn, cách giải quyết vấn đề này là tự động hóa quy trình bán hàng bằng hệ thống POS. Hệ thống này cho phép duy trì cửa hàng ổn định, giúp bạn quản lý thu chi, tồn kho, quản lý từ xa – chống thất thoát, tính lợi nhuận – lãi lỗ mặt hàng,…

Nâng cao sự cạnh tranh với các cửa hàng khác bằng cách giới thiệu đến người tiêu dùng những lựa chọn mà họ sẽ không tìm thấy trong siêu thị hoặc cửa hàng khác gần đó. Có thể minh chứng bằng một ví dụ cụ thể, nếu cửa hàng lân cận mạnh về phân khúc bán những sản phẩm thịt, thì tốt hơn cửa hàng của bạn không nên mở rộng sản phẩm này. Thay vào đó hãy thử một sản phẩm khác, chẳng hạn như cá, áp dụng các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng.

Tiết kiệm thời gian mua hàng

Tiết kiệm thời gian mua hàng là một yếu tố cần thiết nhằm tạo lợi thế cạnh tranh của cửa hàng bán lẻ so với siêu thị. Để mua một hộp sữa tại siêu thị, bạn phải đi một vòng từ cổng vào đến các kệ hàng bày bán sữa, bạn sẽ khó lựa chọn trong số 10-50 mặt hàng, sau đó trả tiền mua hàng. Khoảng thời này gấp 2-3 lần so với bạn mua hàng ở cửa hàng tiện lợi. Vì lý do này, nhiều người có xu hướng mua hàng đơn lẻ tại một cửa hàng gần nhà vì tiết kiệm thời gian, trung bình thời gian mua hàng ở cửa hàng bán lẻ mất 3-5 phút. Một khách hàng lựa chọn xu thế mua hàng đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian có thể sẵn sàng ghé cửa hàng của bạn.

Ngoài ra, bước quan trọng giúp tiết kiệm thời gian chờ của khách hàng là tiến hành thanh toán nhanh chóng. Để làm được điều này, bạn cần áp dụng phương án sử dụng Phần mềm quản lý. Việc sử dụng hệ thống POS kết hợp với phần mềm quản lý cho phép hoạt động trên máy tính bảng Android và iOS và được kết nối với máy quét mã vạch, máy in hóa đơn nhằm tăng đáng để tốc độ phục vụ cũng như hạn chế sai sót khi thanh toán và in hóa đơn cho khách hàng.

Thái độ phục vụ

Một lợi thế cạnh tranh của các cửa hàng tiện lợi so với siêu thị lớn là thái độ phục vụ của nhân viên đối với khách hàng. Nếu cửa hàng đã có lượng khách ổn định, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ sở thích và món hàng họ thường xuyên mua. Bạn cũng có thể hướng dẫn nhân viên thay đổi nghi thức giao tiếp bằng cách chào hỏi thân mật, hướng dẫn tận tình khi khách hàng có yêu cầu. Mua hàng ở những cửa hàng như vậy tâm lý sẽ thoải mái hơn, khách hàng sẵn sàng “chi tiền” để mua những mặc hàng đắt vì cung cách phục vụ tốt của nhân viên.

Quản lý khách hàng thân thiết

Hệ thống kết nối khách hàng thân thiết là một công cụ phổ biến được hầu hết các mạng lưới bán lẻ lớn sử dụng để giảm giá cho khách hàng khi mua với số lượng lớn. Hệ thống POS tích hợp sẵn hệ thống quản lý khách hàng thân thiết bằng thẻ thành viên; nó cho phép bạn tổng hợp số lần mua hàng, từ đó có thể chiếc khấu, giảm giá bao nhiêu phần trăm cho một hóa đơn. Áp dụng thẻ khách hàng thân thiết, bạn sẽ thúc đẩy lượng lớn khách hàng ghé đến cửa hàng bạn trong thời gian dài.

Hệ thống POS cho phép tạo ghi chú về sở thích của khách hàng đã đăng ký, cũng như quản lý được lịch sử mua hàng trước đó giúp người bán chăm sóc và cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Trên đây là những cách phát triển cửa hàng bán lẻ, bạn có thể áp dụng vào thực tế để cửa hàng bán lẻ ngày càng thu hút khách hàng và cải thiện doanh số.